Ắc quy ô tô có nhiệm vụ tích trữ điện năng để một số thiết bị trên xe hoạt động như hệ thống đánh lửa hay máy đề giúp xe khởi động. Cung cấp điện năng cho các phụ tải trong trường hợp máy phát điện chưa làm việc hoặc vòng tua máy chưa đạt tốc độ quy định.
Thế nhưng, bạn có biết ắc quy ô tô là gì? Phân loại, cấu tạo, công dụng như thế nào? Tất cả sẽ được Team DANOTO giải thích một cách chi tiết.
Phân loại ắc quy ô tô
Ắc quy chì khô (maintenance-free)
Là loại ắc quy được thiết kế kín nên không cần phải thêm nước định kỳ. Ắc quy khô về cơ bản không phải là khô hoàn toàn mà bên trong có chứa dung dịch H2SO4 ở dạng gel đặc.
Ưu điểm của ắc quy khô
- Không mất thời gian bổ sung thêm dung dịch hay đi bảo dưỡng bởi đã có sẵn dung dịch axit và nạp đầy trước.
- Khi để lâu không sử dụng thì bình ắc quy khô hao điện ít hơn so với ắc quy nước nên có thể dùng được trong thời gian dài.
- Không gây ra mùi khó chịu do kết cấu kín.
- Không cần bảo dưỡng thường xuyên.
- Thời gian phục hồi điện áp nhanh do dòng điện nạp cao.
- Trong quá trình sử dụng không cần bổ sung thêm điện dịch.
- Có độ bền cao do được sản xuất dựa trên ứng dụng công nghệ mới.
- Sạch sẽ, an toàn hơn so với ắc quy nước bởi có cấu tạo kín nên ít có nguy cơ bị ăn mòn do hơi của axit thoát ra
Nhược điểm của ắc quy khô
- Do công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại nên phải nhập khẩu từ nước ngoài vậy nên giá thành khá cao.
- Ắc quy có nhược điểm lớn là hết điện đột ngột nên người dùng cần thường xuyên chú ý đến tình trạng ắc quy để tránh đang di chuyển mà ắc quy hết điện.
Ắc quy chì ướt (flooded)
Là loại ắc quy có sẵn dung dịch axit sunfuric ở bên trong, có nắp bảo dưỡng để đổ thêm nước cất.
Ưu điểm
- Khi được chăm sóc đúng cách sẽ có độ bền cao.
- Giá thành rẻ do cấu tạo đơn giản.
- Để lâu vẫn có thể tự hồi điện.
Nhược điểm
- Cần được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ tránh để dung dịch cạn giúp ắc quy sử dụng lâu hơn. Thời gian kiểm tra định kì là 3 tháng/1 lần đối với xe chạy đường ngắn còn 0,5 tháng /lần đối với ô tô đi đường dài.
- Nếu ắc quy không được nối với các thiết bị dùng điện thì cần nạp điện định kỳ 3 tháng/lần.
- Gây ra khí có mùi khó chịu do kết cấu không kín.
- Tuổi thọ thấp hơn ắc quy khô.
- Khi axit bốc hơi, có thể sẽ gây gỉ bên trong nắp máy gây mất an toàn khi sử dụng.
Cấu tạo
Ắc quy ô tô gồm các bản cực âm và dương bằng chì xếp lại với nhau được ngăn cách bằng các vách ngăn. Số lượng các cặp bản cực trong mỗi ắc quy đơn thường từ 5 đến 8 cặp. Các bản cực cùng vế được hàn gắn với nhau ghép lại thành 1 ngăn có điện áp 2V.
Cấu tạo bên trong bình ắc quy
- Cấu tạo bên trong của bình ắc quy gồm nhiều ngăn nhỏ ( một ngăn có điện áp 2V). Mỗi ngăn có chứa dung dịch H2SO4. Cùng với đó là các bản cực âm và cực dương có tấm chắn ngăn cách, được nối với nhau bằng thanh nối.
- Cấu tạo của một bản cực trong ắc quy gồm có phần khung xương, vách ngăn và chất tác dụng. Khung xương của bản cực dương và âm có cấu tạo giống nhau. Chúng được đúc từ chì có pha thêm ( 5 ÷ 8% ) Sb và tạo hình dạng mặt lưới. Phụ gia Sb thêm vào chì sẽ làm tăng thêm độ dẫn điện và cải thiện tính đúc. Trong thành phần của chất tác dụng còn có thêm khoảng 3% chất nở (các muối hữu cơ) để tăng độ xốp, độ bền của lớp chất tác dụng.
Cấu tạo chung của một bình ắc quy
- Để thành bình ắc quy 6Volt, 8Volt hoặc 12Volt người ta sẽ ghép các ngăn chưa 2Volt lại với nhau bằng mối hàn ngắn nối tiếp xuyên suốt trong bình. Muốn tăng khả năng dự trữ năng lượng của ắc quy người ta phải tăng số lượng các cặp bản cực dương và âm trong mỗi ắc quy đơn.
- Nồng độ dung dịch điện phân H2SO4 trong bình là γ = 1,1÷ 1,3 g/cm3. Nồng độ dung dịch điện phân có ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp điện của ắc quy.
Điện áp bình ắc quy
- Điện áp được ghi trên mỗi bình ắc quy thường thấy là 6V, 12V, 24V . Tuy nhiên điện áp thực tế của ắc quy cung cấp lại lớn hơn. Ví dụ với bình ắc quy có điện áp 12V có thể cung cấp nguồn điện có điện áp tới 13V. Dung lượng của ắc quy phụ thuộc vào điện áp của nó.
- Nếu hệ thống điện của xe chỉ phù hợp với ắc quy có điện áp 12V nhưng lại sử dụng loại ắc quy có điện áp 24V thì sẽ gây hỏng hệ thống điện của xe. Do đó phải lựa chọn ắc quy với điện áp phù hợp.
Công dụng
- Khởi động động cơ: Cung cấp năng lượng cần thiết để khởi động động cơ bằng cách cung cấp dòng điện lớn.
- Cung cấp điện cho các thiết bị điện trong xe: Bao gồm đèn, điều hòa không khí, radio, v.v.
- Lưu trữ năng lượng: Giữ và cung cấp nguồn điện ổn định trong quá trình hoạt động của động cơ.
- Ổn định điện áp: Đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định, tránh các dao động điện áp đột ngột.
- Hỗ trợ hệ thống điện khi động cơ không hoạt động: Ví dụ như khi động cơ đã tắt nhưng các thiết bị điện vẫn cần năng lượng.
Dấu hiệu báo ắc quy có vấn đề
Có một số dấu hiệu cho thấy ắc quy của ô tô có vấn đề, bao gồm:
- Khởi động động cơ khó khăn: Nếu động cơ không khởi động một cách mạnh mẽ như thường lệ hoặc cần nhiều lần đề nổ mới khởi động được, điều này có thể chỉ ra rằng ắc quy đang gặp vấn đề.
- Ánh sáng yếu: Đèn pha hoặc đèn nội thất hoạt động yếu hơn bình thường khi động cơ đã được khởi động, điều này có thể là dấu hiệu của ắc quy yếu.
- Tiếng kêu khi khởi động: Nếu bạn nghe thấy tiếng kêu rít hoặc tiếng kêu khác từ khu vực của ắc quy khi bạn đề nổ động cơ, có thể là do ắc quy không cung cấp đủ năng lượng hoặc có vấn đề cơ học.
- Mùi khét từ ắc quy: Một mùi khét hoặc mùi khó chịu từ khu vực của ắc quy có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như rò rỉ axit.
- Đầu cực bị sùi bọt: Bình ắc quy hoạt động quá tải hoặc sạc quá mức làm cho khí H2, SO2, SO3 thoát ra môi trường bên ngoài gây ra phản ứng axit, sunfat hóa
- Thiếu nước axit: Nếu bạn phát hiện rằng mức nước axit trong ắc quy quá thấp, điều này có thể làm giảm hiệu suất của ắc quy và gây ra các vấn đề khác.
Bao lâu thì cần bảo dưỡng ắc quy?
Ở các cấp bảo dưỡng ô tô định kỳ đều không thể bỏ qua bước bảo dưỡng bình ắc quy ô tô. Việc này đảm bảo cho máy móc trên ô tô luôn hoạt động hiệu quả và an toàn.
Ắc quy ô tô nếu được bảo dưỡng định kỳ thì có thể bền tới 2,5 – 3,5 năm.
Kết luận
Đến đây thì bạn đã tìm ra bài viết có nội dung đầy đủ về “ắc quy ô tô” rồi chứ? Còn nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm kiến thức, hãy để lại bình luận team chúng em sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan tới hệ thống gầm ô tô chi tiết nhất!
Trong trường hợp bạn tìm hiểu đọc hết những kiến thức ở khắp nơi nhưng vẫn không thể tóm gọn lại kiến thức, bạn hoàn toàn có thể theo dõi các bài chia sẻ kiến thức của team chúng em nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tải file PDF để xem lại nhé!
Comments 1