Khi bạn tìm hiểu hay học về ô tô, chắc chắn bạn sẽ nghe thấy cụm từ “Động cơ ô tô” hay còn gọi là “trái tim” của chiếc xe là một phần rất quan trọng trên một chiếc ô tô.
Thế nhưng, bạn có biết động cơ ô tô là gì? Phân loại & cấu tạo như thế nào? Bài viết này chúng em sẽ giải đáp thế nào là động cơ ô tô, và chi tiết các hệ thống liên quan:
Tổng quan động cơ ô tô
- Các loại động cơ sử dụng trên ô tô
- Các hệ thống cơ bản trên ô tô
- Các chi tiết động cơ
- Các thông số cơ bản
Nếu bạn chưa tìm được bài viết chi tiết nhất về động cơ ô tô thì bài viết “Tổng quan về động cơ ô tô” này là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Trong bài viết, team DANOTO có chia sẻ với bạn tất cả kiến thức về động cơ ô tô cũng như phân tích kỹ về từng phần.
Bạn tiếp tục cùng team chúng em đi sâu vào kiến thức động cơ qua bài viết này!
Chương 1. Các loại động cơ sử dụng trên ô tô
Động cơ (Engine) hay còn được gọi với tên máy ô tô là bộ phận được dùng để chuyển hóa năng lượng (xăng hoặc dầu) thành động năng. Động cơ này chịu trách nhiệm tạo ra sức mạnh cần thiết để di chuyển xe, cũng như các chức năng khác như cung cấp điện cho hệ thống điện tử và hệ thống khác của xe ô tô.
“Bài viết này sẽ cung cấp toàn bộ kiến thức về động cơ ô tô”
I. Phân loại động cơ ô tô
1. Động cơ 4 kỳ
Động cơ 4 thì (hay còn gọi là động cơ 4 kỳ) là loại động cơ có khả năng đốt động hoàn thành 4 kỳ khi hệ thống trục khuỷu hoàn thành được 2 vòng quay. Mỗi chu kỳ hoạt động của động cơ bao gồm 4 kỳ chính.
2. Động cơ 2 kỳ
Động cơ hai kỳ (động cơ hai thì) là một loại động cơ đốt trong hoàn thành một chu trình công suất bằng hai hành trình (chuyển động lên và xuống) của pít-tông trong một vòng quay của trục khuỷu.
3. Động cơ xăng
Hầu hết các động cơ được sử dụng hiện nay là loại động cơ này. Ở động cơ xăng, hoà khí sẽ được hình thành giữa sự kết hợp của không khí và xăng, chúng sẽ được nén lại. Quá trình cháy của động cơ xăng phải nhờ sự đánh lửa từ bugi.
4. Động cơ diesel
Nhiên liệu sử dụng ở động cơ diesel là dầu diesel, hỗn hợp không khí được hình thành ngay trong xy-lanh, sự cháy nổ nhờ áp suất nén rất cao mà không cần tới sự đánh lửa của bugi.
5. Động cơ điện
Thay vì sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu để vận hành động cơ, động cơ ô tô điện sử dụng năng lượng điện để biến đổi thành động năng.
6. Động cơ hybrid
Xe hybrid, hay còn gọi là xe lai, là sản phẩm ra đời từ sự kết hợp giữa hai bộ truyền động, bao gồm một động cơ chạy bằng xăng và một mô tơ chạy bằng điện.
Có nhiều loại động cơ ô tô vì các loại động cơ này được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu và mục đích sử dụng khác nhau của người tiêu dùng và các ứng dụng cụ thể như yêu cầu hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu, sự đa dạng của nhiên liệu, sự cải tiến về công nghệ.
Sau khi hiểu rõ về các loại động cơ. Trong phần kế tiếp, team em sẽ hướng dẫn cho bạn về 5 hệ thống cơ bản trên động cơ ô tô bao gồm những hệ thống nào.
Chương 2. Các hệ thống cơ bản trên động cơ ôtô:
Các hệ thống cơ bản trên động cơ ô tô cần thiết vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu suất cao và bền bỉ của xe ô tô.
I. Hệ thống nạp khí
Hệ thống nạp khí rất quan trọng đối với chức năng của động cơ bao gồm việc thu thập và truyền dẫn không khí đến các xilanh riêng biệt giúp động cơ hoạt động ổn định.
1:Lọc khí 2:Cổ họng gió 3: đường ống nạp
Tham khảo:
1. Tuabin tăng áp
1: Cánh tuabin Hình A: Tuabin tăng áp 2: Cánh nén Hình B: Máy nén tăng áp
Tuabin tăng áp là một thiết bị dùng để nén khí nạp lại bằng năng lượng của khí xả và chuyển hỗn hợp có mật độ cao đó đến buồng cháy nhằm tăng công suất.
2. Lọc gió
Lọc gió có chứa các phần tử lọc để loại bụi và các tạp chất khác ra khỏi không khí. Lọc gió phải được làm sạch và thay thế định kì.
a. Cấu tạo của lọc gió
Hình 1: Loại giấy: Loại này được sử dụng rộng rãi trên ô tô.
Hình 2: Loại vải: Loại này bao gồm các phần tử bằng vải sợi có thể rửa được.
Hình 3: Loại cốc dầu: Là loại ướt có chứa một cốc dầu.
b. Các loại lọc gió
- Loại lọc khí sơ bộ:
Dùng lực ly tâm của không khí tạo ra bằng chuyển động quay của các cánh để tách bụi ra khỏi không khí. Bụi sau đó được đưa đến cốc hứng bụi còn không khí được gửi đến các lọc gió khác.
Lọc gió loại bể dầu
Không khí đi qua phần lọc khí được chế tạo bằng sợi kim loại, được ngâm trong dầu tích trữ bên dưới của vỏ lọc khí.
Lọc gió loại xoáy
Loại bỏ các hạt nhỏ như cát thông qua lực ly tâm của dòng xoáy không khí tạo ra bằng các cánh và giữ lấy các hạt bụi nho bằng phần tử lọc gió bằng giấy.
c. Đường ống nạp
Bao gồm một hoặc vài ống dùng để cung cấp không khí đến từng xi lanh.
II. Hệ thống nhiên liệu
Hệ thống cung cấp nhiên liệu có chức năng cung cấp hỗn hợp nhiên liệu và không khí hay còn gọi là hỗn hợp cháy cho động cơ hoạt động với một công suất nhất định.
Ngoài ra nó còn có chức năng loại bỏ những chất bẩn và bụi cũng như việc điều chỉnh việc cung cấp nhiên liệu.
1:Bình nhiên liệu. 2:Bơm nhiên liệu. 3:Lọc nhiên liệu. 4:Bộ điều áp nhiên liệu. 5:Kim phun. 6:Nắp bình nhiên liệu
Bơm nhiên liệu
1: Mô tơ 2: Cánh bơm loại tuabin
- Bơm nhiên liệu sẽ bơm nhiên liệu từ bình nhiên liệu đến đông cơ, do vậy ống nhiên liệu sẽ giữ được một áp suất cố định.
- Có loại bơm nhiên liệu được đặt ngay trong bình nhiên liệu và có loại bơm nhiên liệu được đặt ngay giữa đường ống dẫn.
Lọc nhiên liệu: Lọc nhiên liệu dùng để loại bỏ tạp chất ra khỏi nhiên liệu nhờ một loại giấy lọc. Bộ lọc nhiên liệu cần phải được thay thế định kỳ.
1: Lọc nhiên liệu. 2: bơm nhiên liệu.
Bộ điều áp nhiên liệu
1: Bộ điều áp nhiên liệu. 2: Cụm bơm nhiên liệu.
Bộ điều áp có tác dụng điều chỉnh áp suất nhiên liệu đến một áp suất nhất định nhờ đó mà việc cung cấp nhiên liệu được ổn định.
III. Hệ thống bôi trơn động cơ
Hệ thống bôi trơn là hệ thống vận chuyển chất bôi trơn đến các chi tiết của động cơ xe.
Hệ thống bôi trơn dùng một bơm dầu để liên tục cung cấp dầu động cơ đến khắp các bộ phận bên trong động cơ. Hệ thống này giảm ma sát giữa các bộ phận bằng màng dầu. Ngoài tác dụng bôi trơn dầu còn có chức năng làm sạch và làm mát, làm kín, giảm ma sát động cơ.
1:Cạc te dầu 2:Lưới lọc dầu 3:Bơm dầu 4:Que thăm dầu 5:Công tắc áp suất dầu 6:Lọc dầu
1.Bơm dầu
a. Loại Trochoid
Bơm dầu loại Trochoid bao gồm một rotor chủ động và một rotor bị động có trục lệch nhau. Chuyển động của cặp quay của cặp rotor này làm cho khe hở giữa các rotor thay đổi, kết quả là tạo tác dụng bơm. Rotor chủ động được dẫn động bằng trục khuỷu. Một van an toàn được lắp trong bơm để tránh cho áp suất dầu không vượt quá mức cho phép.
1: Rotor chủ động 2: Rotor bị động 3: Van an toàn.
b. Bơm bánh răng
Khi bánh răng chủ động gắn với trục khuỷu quay, kích thước của khe hở giữa các bánh răng thay đổi và dầu nằm trong các khe hở giữa răng và vành khuyết được bơm đi.
1: Bánh răng chủ động 2: Bánh răng bị động 3: Vành khuyết.
2. Lọc dầu
1: Van một chiều. 2: Phần tử lọc. 3: Vỏ. 4: Van an toàn.
Lọc dầu loại bỏ các tạp chất ra khỏi dầu và giữ cho dầu được sạch. Lọc dầu có van một chiều để giữ cho dầu ở trong lọc dầu khi động cơ không hoạt động nhờ vậy lọc dầu luôn có dầu khi động cơ khởi động. Nó cũng có một van an toàn để cho phép dầu chảy đến động cơ khi lọc bị tắc.
IV. Hệ thống làm mát động cơ
Hệ thống làm mát ô tô là bộ phận có chức năng điều hòa nhiệt độ động cơ xe bằng việc giảm bớt nhiệt độ do quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh ra, duy trì mức nhiệt ở ngưỡng cho phép. Khi đó động cơ và các chi tiết máy mới hoạt động ổn định, vận hành an toàn nhất.
1. Dòng chảy nước làm mát
Lực đẩy của bơm nước làm nước được tuần hoàn trong mạch nước làm mát. Nước làm mát hấp thụ nhiệt của động cơ và phân tán nhiệt vào không khí thông qua két nước. Nước làm mát được làm nguội và quay trở về động cơ.
2. Két nước làm mát:
Két nước làm nguội nước làm mát có nhiệt độ cao. Nước làm mát trong két nước sẽ trở nên nguội đi khi các ống và cánh tản nhiệt của nó tiếp xúc với dòng khong khí do quạt tạo ra và dòng khí do sự chuyển động của xe.
3. Quạt làm mát:
Hướng lượng không khí lớn đến két nước nhằm nâng cao hiệu quả làm mát.
- Hệ thống làm mát chạy bằng điện: Cảm nhận nhiệt độ nước làm mát và kích hoạt quạt khi nhiệt độ nước làm mát cao.
1: Khoá điện. 2: Rờ le 3: Quạt làm mát 4: Công tắc nhiệt độ nước.
- Quạt làm mát có khớp chất lỏng: Được dẫn động bằng dây đai và làm quay cánh quạt có một khớp chất lỏng có chứa silicon. Làm giảm tốc độ quay ở nhiệt độ thấp.
1: Quạt làm mát. 2: Khớp chất lỏng. 3: Puly. 4: Bơm nước. 5: Motor thuỷ lực. 6: Cảm biến nhiệt độ nước. 7: Bơm thuỷ lực.
Hệ thống làm mát thủy lực điều khiển điện:
- Dẫn động quạt bằng motor thuỷ lực.
- ECU điều khiển dầu thuy lực chảy đến motor. điều khiển tốc độ quay của quạt để luôn duy trì lượng không khí thích hợp tiếp xúc với két nước.
d. Bơm nước
Bơm này cung cấp nước vào trong mạch nước làm mát. Một đai dẫn động được sử dụng để truyền chuyển động quay của trục khuỷu làm dẫn động bơm nước.
V. Hệ thống khí thải ô tô
Trong khí thải động cơ gồm carbon monoxide (CO), hydrocarbon (HC), oxides of nitrogen (NOx), khí nhà kính như carbon dioxide (CO2)… những khí không chỉ gây hại cho môi trường mà còn gây hại trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Vậy nên hệ thống khí thải sinh ra để xử lý các chất có hại thành các chất thân thiện trước khi xả thải ra môi trường.
1: Đường ống xả. 2: TWC 3: Ống xả. 4: Ống giảm thanh
Hệ thống thải có chức năng sau:
- Cải thiện hiệu quả của động cơ bằng cách nâng cao tính năng thải của khí thải ra khỏi động cơ.
- Làm sạch khí thải bằng cách loại bỏ những chất có hại.
- Làm giảm tiếng ồn do động cơ phát ra.
1. Bộ trung hoà khí xả
Bộ trung hoà khí xả được đặt ở giữa hệ thống xả để loại bỏ những chất độc hại ra khỏi khí xả. Các chất độc hại này bao gồm: CO, HC và NOx.
Có 2 loại bộ trung hoà khí xả:
- OC (Bộ trung hoà oxi hoá): làm sạch CO và HC trong khí xả bằng chất xúc tác platinum và palladium.
- TWC (Bộ trung hoà 3 thành phần): làm sạch CO, HC và NOx trong khí xả bằng chất xúc tác platinum và rhodium.
2. Ống giảm thanh
Do khí xả được xả ra từ động cơ có áp suất và nhiệt độ cao, chúng sẽ tạo ra tiếng nổ lớn nếu được xả trực tiếp. Ống giảm thanh có tác dụng giảm âm bằng cách làm giảm nhiet độ và áp suất của khí xả.
Chương 3. Các chi tiết động cơ ô tô
Động cơ ô tô được ví như “trái tim” của một chiếc xe ô tô và dùng để cung cấp sức mạnh cho xe. Động cơ cũng chính là một trong những bộ phận có cấu tạo phức tạp nhất trong chiếc xe
1. Nắp qui lát (nắp máy) và thân máy
- Nắp qui lát: Là các chi tiết cùng với piston tạo thành buồng cháy ở phần lõm phía bên dưới qui lát.
- Thân máy: Là các chi tiết tạo nên kết cấu cơ bản của động cơ.
- Joint (Gioăng mặt máy): Là chi tiết dùng để tạo độ kín giữa nắp qui lát và thân máy
1: Nắp máy 2: Joint (Gioăng mặt máy) 3:Thân máy
Tham khảo
- Cách bố trí xi lanh
Hình 1: Bố trí thẳng hàng đây là loại thông dụng nhất. Ơ loại này các xi lanh được bố trí thẳng hàng.
Hình 2: Bố trí hình chữ V
Ở loại này các xi lanh được bố trí thành hình chữ V do vậy động cơ sẽ được rút ngắn lại so với động cơ bố trí thẳng hàng có cùng xilanh.
Hình 3: Bố trí đối đỉnh
Các xi lanh được bố trí đối diện nhau theo chiều ngang, với trục khuỷu nằm giữa. Ở loại này chiều ngang của động cơ sẽ tăng lên nhưng chiều cao lại giảm.
- Số xi lanh
1: 4 xi lanh thẳng hàng, thứ tự thì nổ 1-2-4-3
2: 6 xi lanh thẳng hàng, thứ tự thì nổ 1-5-3-6-2-4
3: 6 xi lanh chữ V, thứ tự thì nổ 1-2-3-4-5-6
4: 8 xi lanh chữ V, thứ tự thì nổ 1-8-4-3-6-5-7-2
Để giảm mức rung động do chuyển động thẳng đứng của piston gây ra đến mức thấp nhất đồng thời mang lại êm dịu cho xe khi chuyển động, một động cơ sẽ có nhiều xi lanh.
Thông thường nếu số lượng xi lanh lớn thì động cơ sẽ quay êm hơn và sẽ ít rung động hơn. động cơ thẳng hàng thường có 4 đến 6 xi lanh còn động cơ chữ V thường có từ 6 đến 8 xi lanh.
Trong động cơ 4 xi lanh sẽ có 4 lần nổ trong 2 lần quay của trục khuỷu
Trong động cơ 8 xi lanh sẽ có 8 lần nổ trong 2 lần quay của trục khuỷu.
2. Piston, trục khuỷu, bánh đà
1: Piston 2: Chốt piston 3: Thanh truyền( tay biên ) 4: Trục khuỷu 5: Bánh đà
Piston: Chuyển động tịnh tiến bên trong xi lanh, chuyển động này do áp suất của hỗn hợp khí cháy tạo ra.
Trục Khuỷu: Biến chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay tròn nhờ thông qua thanh truyền.
Bánh đà: Được chế tạo ở dạng đĩa tròn, tích trữ năng lượng ở thì sinh công và biến năng lượng tích luỹ đó thành chuyển động quay động cơ ở các thì còn lại.
3. Đai dẫn động
1: Puly trục khuỷu 2: Puly bơm trợ lực lái 3:Puly máy phát 4: Puly bơm nước 5: Puly máy nén điều hoà
Đai dẫn động truyền năng lượng chuyển động quay của trục khuỷu đến bơm trợ lực, máy phát và máy nén điều hoà thông qua các puly. Thông thường mỗi ô tô có từ 2-3 dây đai.
4. Các-te dầu
Đây là nơi chứa dầu, thường làm bằng thép hay nhôm. Các te dầu có những hốc sâu và tấm ngăn để sao cho dù xe bị nghiêng vẫn có đủ dầu dưới các te.
5. Cơ cấu phân phối khí
Cơ cấu phân phối khí là một nhóm các bộ phận đóng vai trò mở và đóng các supap nạp và các supap thải tại các thời điểm thích hợp.
1: Trục khuỷu 4: Trục cam nạp 7: Xupap thải 2: Đĩa xích cam 5: Xupap nạp 3: Xích cam 6: Trục cam thải
Tham khảo
- Các loại cơ cấu phân phối khí
1: Dây đai cam 2: Bánh răng cắt kéo 3 :Trục cam
Hình A – DOHC (Trục cam kép đặt trên): Loại này bao gồm 2 trục cam, mỗi trục cam dẫn động trực tiếp các xupap, đảm bảo chuyển động chính xác của các xupap vào từng thời điểm thích hợp.
Hình B – DOHC loại gọn: Loại này cũng gồm 2 trục cam nhưng trong đó có 1 trục cam được dẫn động bằng bánh răng. Cấu tạo nắp qui lát gọn hơn so với loại DOHC thông thường.
1: Dây đai cam 2: Trục cam 3: Đũa đẩy 4: Cò mổ
Hình C – OHC (Trục cam đặt trên): Loại này dùng một trục cam để vận hành tất cả các xupap thông qua cò mổ.
Hình D – OHV ( Xupap treo): Loại này có một trục cam bên trong thân máy và cần có đũa đẩy và cò mổ để đóng mở các Xupap.
6. Xích cam
Dùng để truyền chuyển động quay của trục khuỷu đến các trục cam.
Tham khảo: đai cam
Dây đai này gồm các răng để ăn khớp với các răng của puly cam. Dây đai được chế tạo từ vật liệu gốc cao su. Dây đai phải được kiểm tra độ căng và thay thế định kì.
1: Dây đai cam 2: Puly trục cam 3: Puly trục khuỷu
Chương 4. Các thông số cơ bản
1. Dung tích xi lanh
Dung tích xi lanh là tổng dung tích chiếm chỗ của pít tông trong xi lanh khi pít tông chuyển động từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Nếu động cơ có nhiều xi lanh thì dung tích xi lanh được tính tổng cộng dung tích của các xi lanh.
Tổng cộng dung tích của các xi lanh có thể tính bằng công thức:
V=¼( πD2 x L x N ) Trong đó:
V: Dung tích tổng cộng các xi lanh.
D: đường kính xi lanh.
L: Hành trình pít tông.
N: Số xi lanh động cơ.
2. Tỉ số nén
Tỉ số nén được thể hiện trong quá trình nạp.
Giá trị tỉ số nén được tính:
ε=Va/Vc
Va: thể tích buồng cháy là thể tích của xi lanh khi pít tông nằm ở điểm chết trên.
Vc: thể tích toàn phần là thể tích của xi lanh khi pít tông nằm ở điểm chết dưới.
Động cơ có tỉ số nén cao sẽ tạo ra áp suất cao trong buồng đốt và sẽ cho ra công suất động cơ lớn.
Thông thường tỉ số nén đối với động cơ xăng từ 8/11 cho đến 11/1 , còn động cơ diesel từ 16/1 đến 20/1.
3. Moment xoắn động cơ
Moment xoắn động cơ là giá trị được chỉ ra trong quá trình quay hoặc lực xoắn của trục khuỷu động cơ. đơn vị của moment xoắn là Nm.
T= N x r
T : moment xoắn.
N : Lực xoắn.
R : bán kính xoắn. 1 Kgf = 9,80665 N.
4. Công suất động cơ
Công suất phát ra của động cơ được đánh giá sự làm việc của nó trong một khoảng thời gian nào đó. đơn vị đo công suất là kiloWatt (kW), ngoài ra công suất còn được tính bằng một vai đơn vị khác như : HP (horse power) và PS (german horse power).
1 PS = 0,7355 kW. 1 HP = 0,7457 kW.
Chương 5. Kết luận
Đây quả là một bài viết khá dài. Nhưng team chúng em hy vọng rằng bạn có thể bỏ thời gian của mình và đọc hết chúng cũng như nội dung bài viết có mang lại nhiều giá trị cho bạn trong quá trình học ô tô.
Đến đây thì bạn đã tìm ra bài viết có nội dung đầy đủ về “động cơ ô tô” rồi chứ? Còn nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm kiến thức, hãy để lại bình luận team chúng em sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan tới kiến thức động cơ ô tô chi tiết nhất!
Học ô tô là một chặn đường dài mà ở đó bạn phải tự mình nghiên cứu, liên tục tìm hiểu kiến thức ở khắp mọi nơi để trang bị đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm bước ra đường đời.
Trong trường hợp bạn tìm hiểu đọc hết những kiến thức ở khắp nơi nhưng vẫn không thể tóm gọn lại kiến thức, bạn hoàn toàn có thể theo dõi các bài chia sẻ kiến thức của team chúng em nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tải file PDF của bài viết để xem lại nhé!
Tổng hợp chia sẻ bởi Duy Anh – Team DANOTO
Tuy dài nhưng rất phù hợp để học ạ
bạn đọc thấy chỗ nào chưa chuẩn góp ý giúp team mình nha hihi
khá tổng quá và cơ bản để giới thiệu qua về ô tô cho người chưa biết nhiều về xe ô tô
cảm ơn đóng góp ý kiến của bác nha
Bài viết rất đầy đủ, nice 🚘
hihi cảm ơn bác ạ
Bài viết quá hay dành cho các ae sinh viên ra trường và các ae đag tìm hiểu kiến thức
team em cảm ơn ý kiến của bác nha, bác theo dõi trang team chúng em tổng hợp chia sẻ nhiều bài kiến thức ô tô dễ hiểu hơn đó ạ
Mình có thể nào để cái nền màu trắng hay vì màu đen đc không ta hihi k quen mắt lắm
ahihi màu đen cho đúng chất dân kỹ thuật bạn ơi, team mình đang tối ưu giao diện dần ạ
team mình chuyển qua màu trắng rồi nha, nếu bạn thích màu đen sẽ có nút chuyển nền đó kkk
Hay quá ad ơi 😅 team chịu khó lắng nghe ý kiến quá , 100đ
quá khen quá khen hahahahaaaaaa
Hay quá ad ơi nhưng ad tóm tắt được tóm gọn hơn nữa thì tốt ạ 🫢
Bài viết đầy đủ. Mong diễn đàn có nhiều bài viết để mọi người có tài liệu tham khảo.
cảm ơn phản hổi của bác nha, team mình sẽ làm và đăng tải lên đây để mọi người dễ đọc và tìm lại, bác theo dõi chúng em nhé 😀
Rất ok
Hữ ích quá
Nên bổ sung thêm loại ĐC phun xăng trực tiếp.
Thể tích xylanh bên ghi rõ là thể tích công tác V(h) để cho nó thống nhất với khái niệm V(a) và V(c) ở phần tỷ số nén, bởi vì V(a)= V(h)+ V(c)
mà V(a) là thể tích toàn phần, V(c) là thể tích buồng cháy chứ nhỉ ad
Phần thể tích và tỷ số nén này có thêm công thức liên hệ V(a)= V(h)+V(c) để có thông tin bổ sung thêm cũng ok đó ad