Site icon DANOTO

Hộp số sàn ô tô là gì? Phân loại, cấu tạo, ưu nhược điểm

hop so san o to
Hộp số sàn ô tô nằm trong hệ thống gầm có nhiệm vụ nối và ngắt công suất và thay đổi sự kết hợp giữa các bánh răng ăn khớp với nhau để thay đổi được lực truyền động, tốc độ quay và chiều quay.
Thế nhưng, bạn có biết hộp số sàn ô tô là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên lí làm việc. Tất cả sẽ được Team DANOTO giải thích một cách chi tiết.

Hộp số sàn ô tô là gì?

Hộp số sàn ô tô (tiếng anh: Manual Transmission viết tắt là MT) là một hệ thống cơ khí sử dụng để điều chỉnh tỷ số vòng quay giữa động cơ và bánh xe của ô tô có yêu cầu lái xe thủ công thay đổi các số và bánh răng bên trong hộp số để chuyển đổi tỷ số truyền động.

Phân loại hộp số

Tùy theo mục đích sử dụng, số cấp và cấu tạo của hộp số mà ta chia thành các loại sau:

Dựa vào số trục chứa các cặp bánh răng truyền số, ta có 2 loại hộp số MT:

Dựa vào tính chất truyền mô-men, ta có 2 loại hộp số MT:

Dựa theo số cấp của hộp số, ta có 2 loại hộp số:

Cấu tạo hộp số sàn

  1. Cần số: Là cần hoặc tay cầm số, được người lái sử dụng để chuyển đổi giữa các số và bánh răng trong hộp số.
  2. Ly hợp: Là một bộ phận quan trọng kết nối động cơ với hộp số. Khi lái xe, người lái nhấn côn để ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số, cho phép chuyển số một cách mượt mà.
  3. Trục đầu vào: Là phần của hộp số nhận công suất từ động cơ thông qua ly hợp. Nó chứa bộ truyền động chính, bao gồm các bánh răng và các cơ cấu chuyển đổi.
  4. Bánh răng và trục: Hộp số sàn chứa một loạt các bánh răng được gọi là bánh răng đầu vào và bánh răng đầu ra, được kết nối với các trục tương ứng. Khi cần số được thay đổi, các cơ cấu chuyển đổi di chuyển và kết nối các bánh răng khác nhau để thay đổi tỷ số truyền động.
  5. Bộ đồng tốc: Bộ đồng tốc giữ chức năng làm đồng đều tốc độ của các bánh răng khi vào số, tránh tình trạng va đập giữa các bánh răng, giúp cho việc chuyển số trở nên mượt mà, trơn tru hơn.
  6. Cơ cấu chuyển đổi: Là các cơ cấu bên trong hộp số được sử dụng để di chuyển và kết nối các bánh răng, từ đó chuyển đổi tỷ số truyền động giữa động cơ và bánh xe.
  7. Ổ bi: Ổ bi có tác dụng chuyển hoá ma sát trượt thành ma sát lăn, hạn chế tiếng ồn khi hộp số hoạt động và gia tăng tuổi thọ cho hộp số.
  8. Trục đầu ra: Là phần của hộp số chịu trách nhiệm truyền công suất từ hộp số đến hệ thống truyền động của ô tô, bao gồm trục dẫn động và bánh răng cuối cùng.
  9. Vỏ và nắp hộp số: Như cái tên của nó, vỏ và nắp hộp số giữ vai trò bao kín để bảo vệ các chi tiết bên trong hộp số.

Cấu tạo này cho phép người lái sử dụng cần số để chuyển đổi giữa các bánh răng và số tốc độ khác nhau, từ đó điều chỉnh tốc độ và mô-men xoắn của xe ô tô trong các điều kiện đường và tải trọng khác nhau.

Hộp số sàn ô tô có nguyên lý hoạt động như thế nào?

a. Nguyên lý truyền động qua các trục

Nhìn chung, nguyên lý hoạt động của hộp số MT khá phức tạp và phức tạp hơn so với hộp số AT:

Trục sơ cấp nhận lực từ động cơ thông qua bộ ly hợp

Bên trong hộp số, động cơ truyền động đến trục sơ cấp thông qua bộ ly hợp.

Trục sơ cấp truyền động cho trục trung gian

Trong số các bánh răng chủ động (màu đỏ) trên trục trung gian, có 1 bánh răng nối với 1 bánh răng dẫn động (màu xanh lá) trên trục sơ cấp. Khi trục sơ cấp quay, bánh răng dẫn động quay kéo theo bánh răng chủ động quay. Khi đó, cả trục trung gian được dẫn động và quay theo.

Trục trung gian truyền động cho trục thứ cấp. Trục thứ cấp truyền động tới các bánh xe

Các bánh răng trên trục thứ cấp được gọi là bánh răng bị động (màu xanh lam). Mỗi bánh răng bị động ở trục thứ cấp sẽ ăn khớp với 1 bánh răng chủ động ở trục trung gian tạo nên các cặp bánh răng tương ứng với từng cấp số. Khi bánh răng chủ động quay, bánh răng bị động sẽ quay theo, dẫn động đến trục thứ cấp. Cuối cùng, truyền lực mô-men xoắn đến các bánh xe, điều khiển các bánh xe chuyển động.

Lưu ý: Hộp số sàn có bao nhiêu cấp số sẽ có bấy nhiêu cặp bánh răng chủ động và bị động tương ứng, cùng với 1 cặp bánh răng số lùi (cặp bánh răng số lùi màu tím và có thêm bánh răng trung gian).

b. Cấp số tiến

Trục thứ cấp nhận lực truyền động từ trục sơ cấp khi bánh răng chủ động và bánh răng bị động ăn khớp với nhau. Lúc này lực đẩy được truyền theo thứ tự giảm dần từ động cơ, đến ly hợp, đến trục sơ cấp của hộp số, đến trục trung gian, trục thứ cấp và đến trục dẫn động.

c. Cấp số lùi

Bánh răng trung gian được gắn thêm vào vị trí giữa 1 cặp bánh răng chủ động và bánh răng bị động.

Khi chuyển cần số về số lùi (Idle gear), bánh răng trung gian ăn khớp với bánh răng chủ động và bánh răng bị động. Lúc này, bánh răng chủ động dẫn động cho bánh răng trung gian. Bánh răng trung gian tiếp tục dẫn động cho bánh răng bị động quay ngược chiều khiến trục thứ cấp chuyển động ngược.

Khi đó, các bánh xe sẽ chuyển động ngược để lùi xe. Nhờ cơ cấu bánh răng có thêm bánh răng trung gian mà quá trình lùi xe trở nên êm ái và mượt mà hơn.

Cách bố trí, ý nghĩa các ký hiệu và cơ cấu sang số trên hộp số sàn ô tô

Ý nghĩa các ký hiệu

Trên cơ bản, cần số sàn có các ký hiệu sau:

Tùy theo hãng xe mà cơ cấu sang số sẽ khác nhau và trên cần số đều có in sơ đồ cơ cấu sang số.

Cách bố trí các ký hiệu

Về cách bố trí sang số của hộp số MT:

Hộp số sàn ô tô sử dụng như thế nào?

Các bước điều khiển xe hộp số MT:

Bước 1: Đạp chắc chân côn

Bước 2: Vào số theo sơ đồ các ký hiệu trên cần số

Bước 3: Từ từ nhả chân côn và đạp nhẹ chân ga

Bước 4: Khi xe dần lăn bánh, nhả hết chân côn và kiểm soát tốc độ xe bằng chân ga

Bước 5: Khi cần sang số, tiếp tục thực hiện lại từ bước đầu (đạp hết chân côn, sang số, từ từ nhả chân côn và đạp chân ga).

Lưu ý: Vận tốc của xe sẽ tương ứng với mỗi cấp số. Quý khách nên chọn cấp số phù hợp với tình huống vận hành để đảm bảo độ bền các chi tiết máy, đặc biệt là hộp số. Bên cạnh đó, trước khi cho xe chạy hoặc sau khi dừng đỗ xe, phải kéo thắng tay lại.

Ưu, nhược điểm của hộp số sàn

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Hư hỏng thường gặp của hộp số ô tô

  1. Không thể chuyển số: thường do cạn dầu hộp số, sử dụng dầu không đúng hoặc điều chỉnh chân côn chưa chính xác, dẫn đến tình trạng này ngay cả khi người lái đã cắt côn và gạt cần.
  2. Có mùi khét bốc lên: có thể do rò rỉ dầu hộp số hoặc sử dụng côn không phù hợp, khiến các má côn bị ma sát quá lớn và bắt đầu sinh ra mùi khét.
  3. Xe ồn khi ở “mo”: đa phần tiếng ồn được tạo ra do các vòng bi hoặc bánh răng trong hộp số đã mòn.
  4. Trượt số: có thể do dây cáp chuyển số bị điều chỉnh sai; bi định vị bị mòn và trượt ra khỏi rãnh trên thanh trượt hoặc lò xo bị yếu; bạc đạn bánh đà bị mòn; bộ đồng tốc hoặc càng chuyển số bị mòn.
  5. Không thể chuyển số: Có thể do dây cáp hoặc hỏng khớp 1 chiều.
  6. Rò rỉ dầu hộp số: Rò rỉ dầu trên hộp số có thể là do hư hỏng ron làm kín phía dưới đáy hộp số.
  7. Hộp số hoạt động ồn và rung: Có thể xảy ra khi côn mòn, hay các bánh răng trong hộp số hỏng.
  8. Thiếu độ nhạy: Khi chuyển số và vòng tua máy tăng lên, nhưng chiếc xe vẫn bị ì. Đây thường là dấu hiệu chứng tỏ các lá côn đã mòn.

Kết luận

Đến đây thì bạn đã tìm ra bài viết có nội dung đầy đủ về “hộp số sàn ô tô” rồi chứ? Còn nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm kiến thức, hãy để lại bình luận team chúng em sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan tới hệ thống gầm ô tô chi tiết nhất!

Trong trường hợp bạn tìm hiểu đọc hết những kiến thức ở khắp nơi nhưng vẫn không thể tóm gọn lại kiến thức, bạn hoàn toàn có thể theo dõi các bài chia sẻ kiến thức của team chúng em nhé!

Tổng hợp chia sẻ bởi Duy Anh – Team DANOTO